Sau gần 20 năm không ăn tết với gia đình,ávémáybaycaongấtCôngnhângomtriệuđểvềăntếtcùngmẹso xo mien bac 30 ngay năm nay anh quyết tâm về vì mẹ già trông mong.
16 giờ chiều, xóm trọ công nhân trên đường Hồ Văn Long (Q.Bình Tân, TP.HCM) khá yên ắng, trẻ con chơi đùa sát mặt đường. Vài người lớn ngồi trước hẻm nói chuyện, không quên hỏi nhau chuyện ăn tết năm nay thế nào.
Với những người quê ở các tỉnh miền Tây, họ thường đi xe máy về quê còn những người quê ở miền Trung, miền Bắc không khỏi đắn đo vì vé máy bay, vé tàu đắt đỏ.
Bấm bụng mua vé máy bay
Năm 2004, anh Phùng Bá Bảo (39 tuổi, quê Hòa Bình) khăn gói vào TP.HCM xin việc ở công ty Pouyuen. Sau nhiều năm gắn bó, anh đã lên được chức quản lý, mức lương "nhỉnh" hơn so với công nhân mới. Vợ chồng anh có 2 con trai (đứa lớn học lớp 10, đứa thứ hai học lớp 1). Cả gia đình thuê trọ với giá 3 triệu đồng/tháng, ngày ngày vợ chồng đi làm nuôi hai con.
Cuộc sống của họ trôi qua một cách khá yên bình nhưng anh Bảo vẫn luôn ấp ủ dự định là được về quê ăn tết. Bởi lẽ từ khi vào TP.HCM làm việc đến nay đã 19 năm chưa lần nào anh được sum họp gia đình vào dịp Tết.
Công nhân nhịn nhậu dành tiền mua vé máy bay tết, rưng rưng: 'Cả năm không có dư!'
Hơn một tháng trước, anh quyết định đặt vé máy bay cho 4 người chiều từ TP.HCM – Hà Nội và ngược lại với tổng số tiền gần 30 triệu đồng (khoảng 3,5 triệu đồng/vé/chiều). Đây chỉ mới là tiền vé máy bay chưa tính tiền di chuyển về quê từ sân bay với quãng đường hơn 100 km.
"Giá vé năm nay cao hơn so với các năm trước. Năm nay là lần đầu tiên gia đình về quê ăn tết vì sau dịch Covid-19 kinh tế gia đình rất khó khăn", anh Bảo chia sẻ.
Để có tiền mua vé máy bay và sắm sửa đồ về quê, anh Bảo buộc phải cắt giảm chi tiêu nhiều tháng liền. Nhu cầu mua sắm đồ mới, ăn uống bên ngoài… gần như không còn trong kế hoạch chi tiêu của gia đình.
"Ai cũng muốn về quê ăn tết với gia đình nhưng những người làm công nhân nếu muốn về xác định năm đó làm sẽ không có dư", anh bày tỏ.
Ở quê anh Bảo còn mỗi mẹ và người em út sống cùng nhau nên dù khó khăn anh cũng cố gắng về.
"May mắn giờ mẹ vẫn còn sống ở quê nhưng sau này lỡ không còn nữa tôi không biết chỗ nào mà về. Khi đó nếu về tôi cũng không thể nào gặp được nữa nên phải sắp xếp về với mẹ", người đàn ông chia sẻ.
Hẹn những năm tiếp theo
Ông Trịnh Văn Tư (43 tuổi, quê H.Hậu Lộc, Thanh Hóa) cũng vào TP.HCM làm công nhân 18 năm nay. Đó cũng là khoảng thời gian ông không được đón tết với gia đình. Gánh nặng việc chi tiêu hằng ngày, lo cho hai con ăn học nên kinh tế của cặp vợ chồng không dư dả.
Công nhân mất việc xoay xở đủ nghề trước tết: 'Tiền ăn không có lấy đâu tiền về'
Người đàn ông cũng chưa bao giờ nghĩ đến chuyện sẽ đặt vé máy bay hay vé tàu về quê ăn tết vì biết đó là khoảng thời gian cao điểm, giá vé sẽ rất đắt. Ông sắm cho bố một chiếc điện thoại thông minh, thường xuyên gọi video gặp mặt, nói chuyện với nhau cho đỡ nhớ. Năm nay, ông cũng lỡ hẹn với chuyện về quê ăn tết vì điều kiện kinh tế không cho phép.
"Gia đình tôi 4 người nếu đi máy bay chắc chắn sẽ không trụ nổi, đi xe khách cũng mất gần 10 triệu tiền vé. Nếu muốn về quê ăn tết cả nhà phải xác định có hơn 30 triệu, số tiền đó bằng mấy tháng lương của hai vợ chồng. Trừ tiền sinh hoạt hằng ngày, nuôi hai con ăn học, mỗi tháng dư được khoảng mấy trăm ngàn", ông Tư nói.
Chị Hồ Võ Hoàng Linh (27 tuổi, quê An Giang) cùng chồng và con nhỏ thuê phòng trọ với giá 1,5 triệu đồng ở đường Trần Thanh Mại (Q.Bình Tân). Trước đây chị làm công nhân ở quê, sau khi lấy chồng lên TP.HCM sinh sống để tiện công việc của anh. Năm nay, vợ chồng họ tính đi xe máy về quê ăn tết vì mua vé xe khách sẽ tốn tiền và về nhà không có phương tiện đi lại.
"Hai vợ chồng ăn uống không hết bao nhiêu nhưng tốn tiền mua tã, sữa và chích ngừa cho con. Giờ chỉ có mỗi chồng đi làm nên phải gói ghém chi tiêu, dành dụm tiền về quê ăn tết, đưa cháu về chơi với ông bà", chị Linh nói.