Giới tính thực sự của bộ xương thời tiền sử
Được chôn cùng một con dao pha lê đẹp mắt và các đồ tạo tác quý giá khác,ữngbíẩnlịchsửđượccácnhàkhoahọcgiảimãvàonălòng mẹ bộ xương 5.000 năm tuổi được phát hiện năm 2008 trong một ngôi mộ gần Seville, Tây Ban Nha, rõ ràng của một người quan trọng.
Ban đầu bộ xương được cho là một chàng trai trẻ, dựa trên phân tích xương chậu - phương pháp truyền thống mà các nhà khoa học xác định giới tính của bộ xương người.
Tuy nhiên, khi phân tích men răng chứa một loại protein đặc trưng cho giới tính gọi là amelogenin, các nhà khoa học đã xác định rằng bộ xương là nữ chứ không phải nam, xua tan câu tuyên bố sáo rỗng là "người thợ săn" trước đây.
"Chúng tôi nghĩ rằng kỹ thuật này sẽ mở ra một kỷ nguyên hoàn toàn mới trong việc phân tích tổ chức xã hội của xã hội tiền sử", Leonardo García Sanjuán, giáo sư về thời tiền sử tại Đại học Seville, nói với CNN vào tháng 7 khi phát hiện này được công bố.
Thành phần của bê tông La Mã
Bê tông La Mã đã được chứng minh là có độ bền lâu hơn so với loại bê tông hiện đại (có thể xuống cấp trong nhiều thập kỷ). Đền Pantheon ở Rome, nơi có mái vòm không cần gia cố lớn nhất thế giới, vẫn sừng sững gần 2.000 năm qua.
Sau nghiên cứu được công bố vào tháng 1, các nhà khoa học cho biết đã phát hiện ra thành phần bí ẩn cho phép người La Mã chế tạo vật liệu rất bền để xây dựng các công trình phức tạp ở những nơi đầy thách thức như bến tàu và vùng động đất.
Nhóm nghiên cứu đã phân tích các mẫu bê tông 2.000 năm tuổi được lấy từ bức tường thành tại địa điểm khảo cổ Privernum ở miền trung nước Ý, có thành phần tương tự như các loại bê tông khác được tìm thấy trên khắp Đế chế La Mã.
Họ phát hiện ra rằng các khối màu trắng trong bê tông - được gọi là vôi, giúp bê tông có khả năng hàn gắn các vết nứt hình thành theo thời gian.
Xác ướp của người băng Ötzi được tìm thấy ở một khe núi cao trên dãy Alps của Ý vào năm 1991. Hài cốt đông lạnh là một trong những phát hiện khảo cổ được nghiên cứu kỹ lưỡng nhất trên thế giới, tiết lộ nhiều chi tiết chưa từng có về cuộc sống cách đây 5.300 năm.
Trong dạ dày của người này cung cấp thông tin về bữa ăn cuối cùng của anh ta. Vũ khí được chôn theo cho thấy anh ta thuận tay phải và quần áo cung cấp một cái nhìn hiếm hoi về những gì người cổ đại đã mặc.
Nhưng một phân tích mới về DNA lấy từ xương chậu của người băng Ötzi đã tiết lộ vào tháng 8 rằng ngoại hình của anh ta không giống như những gì các nhà khoa học nhận định trước đây.
Nghiên cứu về cấu trúc di truyền cho thấy người băng Ötzi có làn da đen, đôi mắt đen và nhiều khả năng bị hói. Ngoại hình này hoàn toàn trái ngược với bản tái tạo nổi tiếng của người Ötzi mô tả một người đàn ông có làn da nhợt nhạt với mái tóc đầy đủ kèm bộ râu.
Các nhà khảo cổ thường xuyên khai quật những công cụ làm bằng xương và nhiều hiện vật khác từ các địa điểm cổ xưa, nhưng không thể biết chắc chắn ai đã từng sử dụng hoặc đeo chúng.
Đầu năm nay, các nhà khoa học đã phục hồi DNA của người cổ đại từ một mặt dây chuyền làm từ xương hươu được tìm thấy trong hang Denisova ở Siberia, Nga. Từ manh mối đó, họ có thể tiết lộ rằng người đeo dây chuyền là một phụ nữ sống cách đây khoảng 19.000 đến 25.000 năm.
Cô thuộc nhóm người Bắc Âu cổ đại, có mối liên hệ di truyền với những người châu Mỹ bản địa đầu tiên.
Người ta không biết tại sao mặt dây chuyền răng hươu lại chứa một lượng lớn DNA của người phụ nữ cổ đại đến vậy. Elena Essel - nhà sinh học phân tử tại Viện Nhân chủng học tiến hóa Max Planck ở Leipzig, Đức, đã phát triển một kỹ thuật mới để trích xuất DNA - cho biết có lẽ răng hươu được yêu thích và đeo sát với da trong một thời gian dài.
Cuộn giấy cổ bị hư hỏng được giải mã bởi AI
Khoảng 1.100 cuộn giấy đã bị đốt trong vụ phun trào núi lửa Vesuvius nổi tiếng gần 2.000 năm trước. Vào những năm 1700, một số thợ đào đất đã thu được lượng lớn bùn núi lửa có chứa các cuộn giấy còn nguyên vẹn.
Bộ sưu tập này, được gọi là cuộn giấy Herculaneum, có lẽ là thư viện lớn nhất được biết đến từ thời cổ đại. Tuy nhiên nội dung của những tài liệu mỏng manh này vẫn còn bí ẩn cho đến khi một sinh viên khoa học máy tính của Đại học Nebraska (Mỹ) giành chiến thắng trong một cuộc thi khoa học vào đầu năm nay.
Với sự trợ giúp của trí tuệ nhân tạo (AI) và tái tạo hình ảnh bằng phương pháp chụp cắt lớp vi tính, Luke Farritor là người đầu tiên giải mã được một từ được viết bằng tiếng Hy Lạp cổ trên một trong những cuộn giấy đó.
Farritor được thưởng 40.000 USD vì đã giải mã được từ "πορφυρας" hay "porphyras" - từ tiếng Hy Lạp có nghĩa là màu tím. Các nhà nghiên cứu hy vọng rằng sẽ không lâu nữa toàn bộ cuộn giấy có thể được giải mã bằng kỹ thuật này.
Những vật liệu cần thiết để làm xác ướp
Từ những mảnh vỡ của những chiếc bình bỏ đi trong xưởng ướp xác, các nhà khoa học đã phát hiện ra một số chất và công thức pha chế mà người Ai Cập cổ đại dùng để ướp xác người chết.
Bằng cách phân tích hóa học các chất hữu cơ còn sót lại trong bình, các nhà nghiên cứu xác định rằng người Ai Cập cổ đại đã sử dụng nhiều loại chất khác nhau để ướp xác sau khi chết, nhằm giảm mùi khó chịu và bảo vệ cơ thể khỏi nấm, vi khuẩn và sự thối rữa. Các vật liệu được xác định bao gồm dầu thực vật, cây bách và cây tuyết tùng, cũng như nhựa từ cây hồ trăn, mỡ động vật và sáp ong.
Mặc dù các học giả trước đây đã biết tên của các chất dùng để ướp xác từ các văn bản Ai Cập cổ nhưng cho đến gần đây, các nhà khoa học mới xác định chính xác những hợp chất và vật liệu sử dụng. Các nguyên liệu được sử dụng trong xưởng rất đa dạng và có nguồn gốc không chỉ từ Ai Cập mà còn từ những nơi xa hơn, gợi ý về việc trao đổi hàng hóa khắp các nơi khác.